![]() |
So với tháng 12/2021, CPI tháng 8 tăng 3.6% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2.89%. Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2.58% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, 2 nhóm hàng giảm giá.
Tổng cục Thống kê chỉ ra, một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 8 tháng năm 2022: giá xăng dầu được điều chỉnh 22 đợt. Trong đó, có 8 đợt giảm giá, làm cho giá xăng A95 tăng 1.370 đồng/lít, xăng E5 tăng 1.170 đồng/lít và dầu diezen tăng 6.180 đồng/lít. Bình quân 8 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 45.33% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1.63 điểm phần trăm.
Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 8 tháng năm nay tăng 21.1% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0.31 điểm phần trăm.
Dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 8 tháng tăng 4.12% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0.35 điểm phần trăm.
Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 8 tháng tăng 7.86% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0.16 điểm phần trăm.
Cùng với đó, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu làm cho giá gạo 8 tháng đầu năm 2022 tăng 1.15% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0.03 điểm phần trăm. Giá các mặt hàng thực phẩm 8 tháng năm 2022 tăng 0.23% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0.05 điểm phần trăm.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 8 tháng năm 2022 như: giá dịch vụ giáo dục giảm 3.14% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung giảm 0.17 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0.46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0.4% so với tháng trước, tăng 3.06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1.64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2.58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
![]() Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa quyết định bắt tạm giam 3 tháng đối với tài xế Ngô Công Hán về tội … |
![]() Luôn bảo đảm cung cấp đủ xăng dầu cho thị trường là khẳng định của Bộ Công Thương trong cuộc họp trực tuyến khẩn với … |
![]() Liên Bộ Tài chính – Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (22/8). Thời gian áp … |