Kiểm toán nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế của Ngân hàng Chính sách xã hội

0

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2018 của Ngân hàng CSXH, được tiến hành mới đây cho thấy, ngân hàng này đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao và góp phần tích cực thực hiện các trương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, kiểm toán cũng cho thấy còn tồn tại một số hạn chế tại Ngân hàng CSXH.

Trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội
Trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội

Nhầm liên tục đối tượng ưu đãi

Theo Báo cáo kiểm toán, trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng CSXH còn có trường hợp lập kế hoạch tín dụng năm 2018 đối với chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg chưa sát so với thực tế, cụ thể: Kế hoạch năm 2018 chi nhánh xây dựng với mức tăng trưởng so với năm 2017 là 80 tỷ đồng, tuy nhiên thực tế thực hiện thì dư nợ giảm so với năm 2017 gần 25 tỷ đồng.

Dữ liệu cho vay tại một số chi nhánh cho thấy năm 2018 có nhiều khoản vay của cùng một hộ vay được giải ngân và thu nợ trong cùng một ngày. Chi nhánh Bình phước số khoản vay có 5.737/27.915 khoản giải ngân (21%), chi nhánh Đăk Nông 5.052/24.685 khoản vay (20%), chi nhánh tiền Giang 6.011/33.806 khoản vay (17%). Việc giải ngân thu nợ trong ngày có thể tiềm ẩn rủi ro việc cho vay mới để trả nợ cũ.

Cho vay các chương trình tồn tại những bất cập trong chuyện xác định đúng đối tượng. Một số trường hợp hộ đủ điều kiện vay vốn ưu đãi lãi suất với mức lãi suất là 3,3% năm theo Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020. Tuy nhiên, các hộ này đang vay vốn hộ nghèo với mức lãi suất 6,6% năm.

Ngoài ra, việc xác nhận của UBND cấp xã đối với đối tượng học sinh, sinh viên gia đình gặp khó khăn về tài chính do bị dịch bệnh còn chưa đúng theo quy định tại khoản C Thông tư 34/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/11/2011 bổ sung điểm C khoản 2 MỤC II Thông tư số 20/2007/TT-ngày 30/11/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của TTCP về tín dụng đối với học sinh.

Trong khi, xác định số ngày trả nợ trước hạn làm căn cứ xác định số tiền lãi được giảm khi trả nợ trước hạn đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên chưa phù hợp. Hiện tại học sinh sinh viên đang vay vốn với cùng một mức lãi suất là 6,6% năm. Tuy nhiên hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn có mức độ khó khăn khác nhau, việc áp dụng cùng một mức lãi suất là chưa phù hợp.

Ngân hàng Chính sách xã hội “móc túi người nghèo” bỏ túi ai?
Một số trường hợp hộ đủ điều kiện vay vốn ưu đãi lãi suất với mức lãi suất là 3,3% năm nhưng đang vay với mức lãi suất 6,6% năm. Ảnh chụp Báo cáo kiểm toán

Mập mờ số liệu tiền đầu vào hỗ trợ

Tại thời điểm 31/12/2018, số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nguồn vốn Trung ương đang vượt quá số dư tối đa (tối đa bằng dư nợ quá hạn và nợ khoanh) theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 62/2016/TT-BTC ngày 15/4/2016 với số tiền hơn 89,5 tỷ đồng. Số dư nguồn vốn ủy thác để cho vay phát triển lâm nghiệm (FSDP) theo hợp đồng vay phụ với Bộ Tài chính theo dõi trên cân đối cao hơn trên biên bản xác nhận nợ giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng CSXH với số tiền 539 triệu đồng.

Việc thực hiện xóa nợ căn cứ trên việc xác nhận khách hàng “bị coi là mất tích” chưa phù hợp với Điều 5, Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg quy định về nguyên nhân khách quan và Điều 68 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

Trong việc huy động vốn, thực hiện theo Quyết định số 37/QĐ-NHNN.Tym, số tiền 5.000 tỷ đồng từ Quỹ Dự trữ ngoại hối để cho học sinh sinh viên vay được chuyển sang Ngân hàng CSXH. Theo giấy nhận nợ số 01/2009/NHNN-NHCSXH ngày 31/8/2009 giữa NHNN và Ngân hàng CSXH trích từ quỹ dự phòng ngoại hối số ngoại tệ tương đương 5.000 tỷ đồng theo tỷ giá nêu tại Điều 2 Quyết định số 37/QĐ-NHNN. Tym chuyển cho Ngân hàng CSXH, đồng thời mua lại số ngoại tệ 5.000 tỷ đồng cho quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch. Nhưng giấy nhận nợ không ghi nhận số nguyên tệ tương đương, không có thời hạn cho vay, không có lịch trả. Hiện Ngân hàng CSXH đang hoạch toán, theo dõi là khoản vay VNĐ. Trong trường hợp phải nhận nợ bằng USD thì Ngân hàng CSXH sẽ phát sinh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lớn.

Thủ tướng Chính phủ đã có thông báo số 137/TB-VPCP ngày 4/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về khoản cho vay Ngân hàng CSXH từ Quỹ Dự trữ ngoại hối.

Từ đó, Thủ tướng giao NHNN chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Ngân hàng CSXH xem xét, đề xuất phương án xử lý chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với tính chất của khoản vay và khả năng trả nợ của Ngân hàng CSXH, đảm bảo khoản vay hiệu quả đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Đến thời điểm kết thúc kiểm toán chưa có phương án xử lý cũng như việc xác định đồng tiền nhận nợ của khoản vay này.

Đối với nguồn vốn nhận uỷ thác cho vay để phát triển lâm nghiệp, qua kiểm toán cho thấy số dư nguồn vốn uỷ thác trên cân đối của Ngân hàng CSXH cao hơn số dư trên biên bản xác nhận nợ với Bộ Tài chính gần 540 triệu đồng. Theo giải trình của ngân hàng thì nguyên nhân là do Bộ Tài chính chuyển USD cho ngân hàng và ghi nhận số dư nợ cho vay bằng VNĐ quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng. Nhưng khi nhận USD, Ngân hàng CSXH đã bán cho ngân hàng thương mại với giá thời điểm hiện tại và ghi nhận nợ bằng tỷ giá bán nên có sự chênh lệch này.

Được biết, Ngân hàng CSXH tiếp tục nằm trong danh sách được kiểm toán năm 2021. Cụ thể, 5 ngân hàng nằm trong danh sách kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước bao gồm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

Kế hoạch kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước ưu tiên lựa chọn kiểm toán tại các đơn vị quản lý tài chính tổng hợp ở Trung ương và địa phương để đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý tài chính, ngân sách và đầu tư trong cả giai đoạn 2015-2020.

Techcombank cho dự án khống vay 500 tỷ đồng, không công chứng và đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo Techcombank cho dự án khống vay 500 tỷ đồng, không công chứng và đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có thể ngay từ đầu đã xác định đước dự án không tồn tại, nên hợp đồng …

Đạt 92% kế hoạch cả năm, nợ xấu VPBank vẫn vượt 10.000 tỷ đồng Đạt 92% kế hoạch cả năm, nợ xấu VPBank vẫn vượt 10.000 tỷ đồng

Dù sau 9 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – mã chứng khoán VPB) đã hoàn …

Từ vụ 406 triệu đồng trong tài khoản Vietcombank của khách hàng bị “bốc hơi”, người cao tuổi cần bảo vệ tài khoản ngân hàng như thế nào? Từ vụ 406 triệu đồng trong tài khoản Vietcombank của khách hàng bị “bốc hơi”, người cao tuổi cần bảo vệ tài khoản ngân hàng như thế nào?

Những ngày gần đây, việc ông T.V.L, ở quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh bị “bốc hơi” số tiền 406 triệu đồng trong tài …



Nguồn: Ngày mới Online

Share.

Comments are closed.