Tỷ lệ huy động một số loại hình nguồn điện trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống như sau:
+ Thủy điện: 36,80 tỷ kWh, chiếm 22,9%. Các hồ miền Bắc tiếp tục có nước về rất kém, chỉ đạt 30-60% trung bình nhiều năm, gần như chưa có lũ.
+ Nhiệt điện than: 79,95 tỷ kWh, chiếm 49,8%.Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, TKV và Tổng Công ty Đông Bắc đã thực hiện giao khối lượng than tăng thêm so với hợp đồng, đảm bảo cho các nhà máy nhiệt điện than được sản xuất với sản lượng điện cao hơn và dự trữ tồn kho cũng tăng thêm.
+ Tua bin khí: 18,01 tỷ kWh, chiếm 11,2%. Lượng khí vẫn cấp còn thấp so với nhu cầu vận hành các nhà máy điện khí (do các mỏ khí đã suy giảm).
+ Nhiệt điện dầu: 1,23 tỷ kWh, chiếm 0,8%
+ Năng lượng tái tạo: 22,11 tỷ kWh, chiếm 13,8% (trong đó điện mặt trời đạt 15,48 tỷ kWh, điện gió đạt 6,06 tỷ kWh).
+ Điện nhập khẩu: 2,22 tỷ kWh, chiếm 1,4%.
Trong 7 tháng năm 2023, điện sản xuất của EVN và các Tổng Công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 67,55 tỷ kWh, chiếm 42,07% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống.
Sửa chữa lưới điện |
Về đầu tư xây dựng: Trong 7 tháng đầu năm 2023, EVN và các đơn vị đã khởi công 36 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 49 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500kV (bao gồm: 01 công trình 500kV, 07 công trình 220kV và 41 công trình 110kV).
Về tình hình thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp:
Đến ngày 01/8/2023 đã có 74/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.999,86MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 62 dự án (tổng công suất 3.399,41 MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương). EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 59/62 dự án. Đã có 58 dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 3.181,41 MW được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm; có 17 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 859,52 MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới. Trong đó có 21 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 30 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 38 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.Hiện vẫn còn 11 dự án với tổng công suất 734,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.
Công nhân điện lực kiểm tra trạm biến áp |
Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 21/7/2023 đạt khoảng 211,7 triệu kWh; trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.
Một số nhiệm vụ công tác của EVN trong tháng 8/2023
Theo nhận định xu thế thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong tháng 8/2023 các đợt nắng nóng vẫn tiếp tục xuất hiện đan xen với mưa cục bộở Bắc Bộ. Tại khu vực Trung Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong nửa đầu tháng, có thể xảy ra những ngày có nắng nóng gay gắt; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ xuất hiện nhiều ngày mưa rào và dông. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1,00C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tháng 8/2023, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 825,8 triệu kWh/ngày, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình cung cấp điện trong tháng 8 dự kiến vẫn tiếp tục được đảm bảo.
Mục tiêu vận hành hệ thống: Đối với thủy điện,đã bước vào mùa lũ chính vụ nên cần dự báo, theo dõi chặt chẽ lưu lượng nước về các hồ thủy điện để có chiến lược khai thác linh hoạt theo ngày. Đối với nhiệt điện than, tuabin khí: Huy động phù hợp với tình hình nước về các hồ thủy điện trong mùa lũ chính vụ, tránh xả thừa; tuy nhiên sẵn sàng các tổ máy nhiệt điện than, tuabin khí đểhuy động cao trong trường hợp cần thiết đểtích nước sớm.Đảm bảo dự phòng nhiệt điện dầu để sẵn sànghuy động trong trường hợp cần thiết.
Về công tác đầu tư xây dựng nguồn điện: Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I; các dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Ialy mở rộng, Trị An mở rộng; Thủy điện tích năng Bắc Ái. Về lưới điện:Phê duyệt chủ trương đầu tư/điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án thuộc tuyến đường dây 500kV Quảng Trạch (Quảng Bình) – Phố Nối (Hưng Yên); giải quyết bàn giao mặt bằng thi công các trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên, 220kV Bá Thiện; giải quyết vướng mắc về GPMB đường dây 500kV Sông Hậu – Đức Hoà; đóng điện mạch 2 đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi…
Trong tháng 8/2023, dự báo có khả năng xuất hiện từ 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đớitrên khu vực Biển Đông, có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.EVN tiếp tục chỉ đạo các Công ty/Nhà máy thủy điện vận hành hồ đập theo đúng chỉ đạo điều hành của BCĐ Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và BCĐ của các tỉnh/ thành phố, tăng cường tuyên truyền về vai trò của thủy điện trong việc cắt/ giảm lũ. Các Tổng Công ty/Công ty Điện lực tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo điện mùa khô, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, tăng cường ứng trực 24/24h để kịp thời ứng phó thiên tai bão lũ, cũng như các tình huống quá tải cục bộ, xử lý kịp thời sự cố, tiếp tục nỗ lực để đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng. Đồng thời, để giảm bớt những khó khăn trong vận hành hệ thống điện, EVN rất mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân, các cơ quan công sở, doanh nghiệp sản xuất trong việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm vào các giờ cao điểm trưa (từ 11h30 đến 14h30), cao điểm tối (từ 20h00 đến 22h00); đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn…