Cách điều trị đối với người đột qụy
Điều trị đột qụy do thiếu máu cục bộ:
Thuốc: Trong trường hợp người bệnh bị thiếu máu cục bộ dẫn đến đột qụy, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (TPA). Vai trò của thuốc giúp giảm tỉ lệ tàn tật, tăng khả năng phục hồi đối với người bệnh đột qụy.
Thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch có tác dụng hoạt hóa plasmin giúp làm tiêu huyết khối. Để điều trị đột qụy bằng thuốc được hiệu quả thì nên cho người bệnh sử dụng thuốc trong từ 3 – 4,5 giờ đầu tiên kể từ khi người bệnh bị thiếu máu cục bộ.
Bác sĩ sẽ cân nhắc hàm lượng thuốc điều trị đột qụy. Người bệnh không được tự ý tiêm thuốc vì có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não nếu sử dụng sai cách. Sau khi tiêm thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch để điều trị đột qụy cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi diễn tiến bệnh và chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra các mô não có được tưới máu hay không.
Ảnh minh hoạ |
Các trường hợp người bệnh dưới 18 tuổi, được đưa đến bệnh viện sau khi triệu chứng khởi phát đột qụy lớn hơn 4,5 giờ hoặc không chắc chắn về thời gian sẽ không được điều trị đột qụy bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
Các thủ thuật can thiệp nội mạch
Lấy huyết khối trực tiếp: Bác sĩ sẽ sử dụng ống thông hút huyết khối, stent kéo huyết khối để tiến hành lấy cục huyết khối ra tái thông lại mạch máu não.
Tiêu sợi huyết tại chỗ: Nếu huyết khối đã nhỏ lại, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp thuốc TPA tại vùng này làm tan cục máu đông.
Đặt Stent động mạch não: Nếu mạch máu não bị xơ vữa và hẹp nhiều, việc can thiệp có thể đồng thời đặt thiết bị hỗ trợ như stent động mạch não. Sự có mặt của stent vừa giúp tạo sự lưu thông mạch máu, vừa hạn chế cục máu đông mới lại hình thành ở vị trí này.
Điều trị đột qụy xuất huyết
Phẫu thuật: Phẫu thuật cấp cứu thường được chỉ định khi người bệnh đột qụy thể xuất huyết nặng, song việc can thiệp khác sẽ làm chậm quá trình cầm máu và gây nhiều tác hại không mong muốn. Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên lấy đi các khối máu tụ giúp giải áp vùng mô não bị tổn thương, tạo điều kiện cho khối mô này hồi phục. Song song với giải áp là giải quyết nguyên nhân vỡ mạch máu:
• Kẹp mạch máu đang chảy: Bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng một loại kẹp chuyên dụng cho mạch máu để kẹp phần động mạch đang chảy máu. Thao tác này giúp cầm máu tức thời và hiệu quả cao. Đối với túi phình mạch máu não, việc kẹp túi phình sẽ ngăn chặn nguy cơ chảy máu diễn tiến ở túi phình đã vỡ.
• Phẫu thuật cắt dị dạng động tĩnh mạch (AVM): Một số dị dạng mạch máu não có thể tiếp cận được khi mổ và có thể lấy đi trong quá trình thám sát, cũng sẽ được các phẫu thuật viên cân nhắc xử trí.
• Phẫu thuật bóc tách mạch cảnh: Với người bệnh hẹp lòng mạch do có mảng xơ vữa, bị tắc nghẽn mạch máu,… bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để bóc tách mảng xơ vữa bám trên thành động mạch cảnh hoặc đặt stent động mạch cảnh. Phương pháp này được áp dụng cho những người có dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua, từ đó giúp giảm nguy cơ đột qụy nhồi máu não.
Coiling (thuyên tắc nội mạch): Đây là phương pháp điều trị đột qụy bằng cách sử dụng các vòng xoắn kim loại (Coil) để bít túi phình gây đột qụy não. Lúc này, các vi ống thông rất nhỏ sẽ được chọn lọc để vào túi phình mạch máu não vỡ. Tiếp theo, Coil – các vòng xoắn kim loại đặc biệt sẽ thực hiện vai trò bít túi phình vỡ – nguyên nhân gây xuất huyết não. Nhờ vào phương pháp điều trị đột qụy này, dòng máu sẽ không chảy ra ngoài não. Hiện nay, phương pháp thuyên tắc nội mạch được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị đột qụy ít xâm lấn, hiệu quả cao.
Xạ phẫu lập thể: Chỉ được áp dụng trong những năm gần đây, được xem là phương pháp điều trị đột quy hiện đại, mang đến nhiều hi vọng cho bệnh nhân bị đột qụy. Kĩ thuật này sẽ đưa các dòng tia xạ năng lượng cao vào bên trong não để sửa chữa các dị dạng mạch máu não.
Ưu điểm của phương pháp điều trị đột qụy này chính là giúp can thiệp ở cả những vị trí mạch máu não nằm sâu trong mô não hoặc nằm gần vùng não có chức năng quan trọng, khó có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Riêng đối với những người tuy chưa bị đột qụy nhưng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc đột qụy thì theo Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Kim Lưu – nguyên Giám đốc Trung tâm U Bướu và Y học hạt nhân, ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục thể thao hợp lí cũng có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ phòng ngừa đột qụy, là bởi trong thực phẩm chức năng có các thành phần chống đột qụy rất tốt như Nattokinase là sản phẩm lên men từ đậu tương. Công dụng của Nattokinase là phá vỡ cục máu đông bằng cách trực tiếp tiêu sợi fibrin, chuyển prourokinase nội sinh thành urokinase (uPA), phân hủy PAI-1 (chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1) và tăng chất hoạt hóa plasminogen mô (t-PA) hỗ trợ tiêu sợi huyết. Không giống như các protease tiêu sợi huyết thông thường (ví dụ, t-PA và uPA có thể gây chảy máu), Nattokinase ít khi gây tác dụng phụ. Với các đặc điểm này, Nattokinase được sử dụng để điều trị cục máu đông, phòng ngừa đột qụy. Đồng thời Nattokinase còn hỗ trợ hạ huyết áp: Các nghiên cứu ở Nhật Bản của Trường Đại học Y Miyazaki và Đại học Khoa học Kurashiki đã chỉ ra tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của enzym Nattokinase thông qua việc ức chế ACE. Hỗ trợ giảm cholesterol xấu, hạn chế xơ vữa động mạch. Hỗ trợ cải thiện trí nhớ sau đột qụy.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần giảo cổ lam, khổ qua, cao bạch quả,… giúp giảm mỡ máu và đường máu khá tốt người dân cũng có thể lưu ý sử dụng.
Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Kim Lưu đặc biệt nhấn mạnh, khi lựa chọn sản phẩm bổ sung cho người muốn phòng ngừa bệnh đột qụy, người dân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế về những sản phẩm mình có ý định dùng, cùng với đó tìm hiểu thật kĩ các thành phần có trong sản phẩm và quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ để việc sử dụng sản phẩm đạt được hiệu quả tốt nhất.